Trekking là gì? Gợi ý 08 cung đường Việt Nam trekking hấp dẫn

Kiến thức du lịch Kinh nghiệm du lịch

Mô hình trekking ra đời từ rất lâu và nó không còn xa lạ cho những ai có niềm đam mê với du lịch. Nhưng riêng với Việt Nam thì nó còn khá xa lạ và có nhiều người còn nghĩ rằng trekking còn được gọi là “phượt”. Vậy định nghĩa đúng của trekking là gì? Để làm rõ khái niệm này thì hãy cùng tìm hiểu bài viết của Mèo Balo dưới đây nhé:

Trekking là gì?

trekking là gì

Trekking là một hoạt động giải trí ngoại khoá đồng thời kết hợp với những hình thức như dã ngoại, cắm trại. Người tham gia trong buổi Trekking sẽ được gọi là  Trekker và cuộc hành trình của họ là những con đường đi bộ, gập ghềnh, leo đèo núi hiểm trở và khó đi.

khái niệm trekking

Trekker là người thích khám phá những địa điểm mới và có tính mạo hiểm cao, thích những con đường mòn theo một lộ trình đã có sẵn. Cuộc hành trình giang nan trekking sẽ cho bạn những trải nghiệm hoàn toàn tự do và mới lạ.

Độ dài của chuyến đi phụ thuộc vào lịch trình và trekker quyết định, nó có thể kéo dài vài ngày, một tháng hoặc cả năm và cũng còn tuỳ vào địa hình bạn chọn mạo hiểm đến mức nào nữa.

Phân biệt Hiking và Trekking là gì?

Trekking và hikking cùng được hiểu là hoạt động du lịch dã ngoại với hình thức đơn giản là đi bộ đường dài nhưng bản chất của 2 khái niệm này khác nhau:

phân biệt trekking hiking

phân biệt trekking -hiking

Trekking thì bạn phải di chuyển trên địa hình phức tạp, gập ghềnh và đòi hỏi những kĩ năng, kinh nghiệm và vận động nhiều, tần suất mạnh hơn, trang bị nhiều hơn

Còn Hikking, vẫn phải di chuyển nhiều nhưng so với Trekking thì việc di chuyển ở mức độ đơn giản.

08 cung đường trekking Việt Nam

#1 Khu bảo tồn Pù Luông (Thanh Hoá)

khu bảo tồn Pù Luông

Với diện tích sở hữu là 17.662 ha, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông đã vơi đất thấp lớn nhấy còn lại tại miền Bắc Việt Nam. Nơi đây không chỉ sở hữu đỉnh Pù Luông cao 1.700m đồng thời còn điểm trekking được nhiều người yêu thích. Chỉ với 5 giờ trải nghiệm leo núi, bạn sẽ có những cảm nhận khó quên đó.

#2 Đỉnh Fansipan (khu vực Lào Cai)

đỉnh fansipan

đỉnh fansipan

Hẳn là bạn cũng đã biết rằng Fanxipan là đỉnh núi cao nhất Việt Nam (có độ cao 3143 m) và cả Đông Dương phải không nào? Fansipan cũng cho dân phượt tận hưởng một cảm giác tuyệt vời, khiến ai cũng muốn chinh phục. Bạn có thể chinh phục bằng những con đường khác nhau:

  • Đầu tiên, Xuất phát từ Trạm Tôn đến đỉnh núi và cũng quay về bằng lối này, bạn sẽ mất 2-3 ngày cho chuyến đi này.
  • Con đường tiếp theo là con đường cũng đi từ Trạm Tôn, mương theo thung lũng Mường Hoa, đến suối Cát Cát. Sau đó, bạn đi dọc theo sườn đông của dãy núi Hoàng Liên. Để đi hết con đường  dai 19.5 km này bạn phải mất ít nhất 4 ngày nhé.
  • Cuối cùng là điểm bắt đầu từ Dốc Mít, Bình Lư rồi đi lên đỉnh núi Fansipan. Hành trình đoạn đường này rất khó đi, mèo không khuyến khích nhé, chỉ phù hợp cho dân đi núi chuyên nghiệp và có trang thiết bị đày đủ mới đi được.

#3 Núi Yên Tử – Quảng Ninh

Núi Yên Tử Quảng Ninh

Núi Yên Tử – Quảng Ninh

Con đường đi lên Yên Tử dài khoảng 6 km khi bạn đi từ chân núi lên đến đỉnh, trên quảng đường của mình di chuyển thì bạn phải đi qua nhiều bậc đá (cả ngàn bậc đó), dốc đá dưng đứng đôi khi còn phải trơn trượt, bạn nên sắm cho mình một cây gậy trúc hỗ trợ thăng bằng khi leo núi nhé.

#4 Núi Bạch Mã – Thừa Thiên Huế

Cách thành phố Huế khoảng 50km, Vườn Quốc Gia Bạch Mã thuộc địa phận Huyện Phú Lộc giáp với thành phố Đà Nẵng và sở hữu độ cao 1.450m so với mặt nước biển.

núi bạch mã thừa thiên huế

Núi Bạch Mã – Thừa Thiên Huế

Chuẩn bị: Vé vào cổng là 40k/vé. Bạn nên mang theo nước suối để uống và 2 bữa ăn gồm bữa sáng và bữa trưa. Nên chọn những sản phẩm dễ ăn như bánh mì nhé. Cung đường bao gồm 5 chặng:

Chặng 1: (9km đầu) Con đường khá dốc, vì thế bạn nên nghỉ ngơi ăn trưa trên đường đi nhé.

Chặng 2: (Từ km 9 -16) Cung đường này khá đẹp, bạn có thể đứng lại để check in, chụp hình. Nếu nhìn từ trên xuống sẽ thấy cả Tam Giang với đoạn Cầu hai – Phú Lộc.

Chặng 3: Trước khi tới chặng 3, bạn nên nghỉ ngơi tại đây, sau đó ăn sáng, ngắm cảnh bình minh và tiếp tục theo con đường dọc suối Ngủ Hồ. Bạn đi tầm 3-4km thì sẽ tới được đỉnh của thác Đổ Quyên

Chặng 4: Tại thác bạn có thể check in tiếp tục nhé, rồi sau đó lại trekking và đi xuống 700 bậc sẽ đến chân thác. Khi bạn đã đến được chân thác thì sẽ thấy cảm nhận thiên nhiên hùng vĩ như thế nào.

Chặng 5: Chặng cuối cùng là đường về từ thác đến vườn quốc gia Bạch Mã, vậy là đã xong chuyến đi.

#5 Hòn Bà – Nha Trang

hòn bà nha trang

Hòn bà Nha Trang

Cách thành phố Nha Trang 60km về phía Tây Nam, Hòn Bà là ngọn núi cao gần 1600m so với mực nước biển. Nơi này nằm giữa hai xã Khánh Phú, huyện Khánh Vĩnh và xã Suối Cát, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hoà. Đường đi chinh phục ngon núi Hòn Bà khá quanh co và uốn lượn đồng thời mây mù phủ xung quanh nên sẽ tạo cảm giác cho bạn như đang lạc vào thế giới sương mù.

#6 Núi chúa Ninh Thuận

Núi Chúa là quần thể núi nằm ở khu vực Đông Bắc của Ninh Thuận, với độ cao chỉ khoảng 1000m bao gồm đỉnh Chúa Anh (Cô Tuy) và nhiều đỉnh Chúa Em xung quanh. Ngọn núi này nằm trên trục đường ven biển Phan Rang – Vĩnh Hy, thuộc huyện Ninh Hải.

Núi chúa Ninh Thuận

Núi chúa – Ninh Thuận

Leo Núi Chúa sẽ được trải nghiệm khá nhiều loại rừng và địa hình khác nhau. Nếu bạn đã thử sức với nùi Bà Đen thì ngọn núi này khá dễ dàng với bạn.

#7 Núi Bà Đen – Tây Ninh

Núi Bà Đen Tây Ninh

Núi Bà Đen – Tây Ninh

Các nhóm leo núi Bà Đen thường kết hợp leo núi và cắm trại đêm để săn mây và ngắm bình minh lên trên đỉnh núi. Có 2 lựa chọn cho bạn:

  • Leo núi Bà Đen vào ban ngày: Xuất phát từ buổi sáng hoặc đầu giờ chiều, mất khoảng 1 buổi để leo đến đỉnh núi, cắm lều ngủ qua đêm và dậy sớm đón bình minh.
  • Leo núi Bà Đen vào ban đêm: Mặc dù leo núi ban đêm sẽ khó khăn và nguy hiểm hơn nhưng đỡ mất sức hơn ban ngày, bạn sẽ kịp đón bình minh và săn mây vào khoảng 4h-5h sáng trên đỉnh núi.

Bạn có thể leo núi Bà Đen quanh năm, tuy hiên bạn nên tránh khoảng tháng 8 đến tháng 11 vì trời mưa.  mặc dù thời gian này lại dễ săn mây hơn.

#8 Tam đảo – Vĩnh phúc

Mình khá tự hào khi Việt Nam có một nơi đẹp như vậy, Tam đảo là dãy núi với độ dài khoảng 50 km và diện tích khoảng 850 km2 với độ cao 1591m. Dãy núi Tam Đảo nằm theo hướng Đông Bắc  – Đông Nam, khu vực này giáp với 3 tỉnh: Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên Quang.

tam đảo vĩnh phúc

Tam đảo – Vĩnh Phúc

Bạn có thể trekking ở nhiều cung đường khác nhau, nhưng cung đường thường được các giới trẻ chọn đi nhất là trekking ba đỉnh Tam Đảo nhé (không đơn giản đâu nha).

Tham khảo 3 cung đường trekking thế giới

#1 Everest

Đỉnh Everest (tên khác: đỉnh Chomolungma) là đỉnh núi cao nhất trên Trái Đất so với mực nước biển, tính đến thời điểm hiện tại là 8848 mét.

đỉnh everest

đỉnh everest

Theo meobalo tìm hiểu được rằng theo lý thuyết thì bạn có thể mất khoảng 7 ngày để leo lên được tới tỉnh Everest, tương đương 1 ngày bạn phải leo núi trong 6 giờ.

Tuy nhiên, thực tế thì bạn phải leo núi liên tục, phải cắm trại và vượt qua thác Khumbu (được xem là nơi khá nguy hiểm). Khi bạn đã lên được tới đỉnh, bạn sẽ cảm thấy một cảm giác vô cùng tuyệt vời mà chắc chắn ai khi đạt được đều thích.

#2 Annapurna (Nepal)

annapurna nepal

annapurna nepal

Mặc dù đứng cuối trong bảng xếp hạng 10 ngọn núi cao nhất thế giới nhưng Annapurna được coi là ngọn núi nguy hiểm nhất thế giới với độ cao 8.091m so với mực nước biển.

#3 Chandra Taal

Chandra Taal còn được gọi là hồ Mặt Trăng, là một kỳ quan thiên nhiên tuyệt đẹp nằm trong thung lũng trải dài khắp Ấn Độ và sang cả Tây Tạng. Nước hồ màu xanh biếc soi bóng núi non, mây trời, màu nước cũng thay đổi tùy thuộc vào bầu trời bên trên.

Núi Chandra Taal

Núi Chandra Taal

Hồ nằm trên những ngon núi cao, song dù là ở độ cao 4.300m, vẻ đẹp của hồ cũng vẫn thu hút các phượt thủ leo núi tìm tới thăm quan. Để tới được đây, du khách cần chuẩn bị sức khỏe để bắt đầu chuyến đi bộ đường dài theo các đường mòn leo núi dẫn tới Chandra Taal.

Trekking cần chuẩn bị gì?

trang bị trekking

#1 Giấy từ tuỳ thân + tiền

Trong bất kỳ một chuyến du lịch nào cũng cần phải mang theo giấy tờ tuỳ thân. Việc mang theo là để phòng hộ khi chính quyền địa phương hoặc bạn thực hiện chuyến leo núi thì kiểm lâm sẽ kiểm tra.

Theo kinh nghiệm của dân chuyên trekking thì giấy tờ và tiền nên được chia thành hai nơi cất giữ khác nhau và để trong túi nilong tránh thấm nước. Bạn chỉ nên đem một ít tiền vừa đủ và một chiếc thẻ visa dự phòng.

#2 Balo

Nên chọn loại balo cỡ vừa, phù hợp với người mang. Tránh sử dụng những chiếc balo quá rộng dẫn đến việc mang theo quá nhiều đồ không cần thiết đồng thời cũng dễ làm bạn bị cạn kiệt sức lực. Nên chọn mua những balo có thanh đỡ lưng, đai bụng, ngực và có nhiều ngăn.

#3 Nước & lương thực

Với kinh nghiệm leo núi của Mèo Balo  thì mỗi người sẽ mang từ 3 đến 4 lít nước và cũng cố tìm ra con suối trên khoảng đường đi và lượng nước mang theo có thể uống trong 2 ngày.

Còn đồ khô thì nên mang theo lương khô, bánh mì, xúc xích, đồ hộp…nếu có thể thì có thể đem theo gạo và đồ tươi nhưng bạn cũng phải biết cách bảo quản.

#4 Giày leo núi

Giày mang đi leo núi cũng phải chọn loại có độ bám tốt, vừa chân hoặc rộng hơn 1 size. Tránh những trường hợp quá chật sẽ làm bạn khó chịu khi di chuyển liên tục.

Bạn nên mang nhiều đôi tất, có thể thay khi bị ướt hoặc bạn cũng có thể mang nhiều tất trong trường hợp bị đau chân.

#5 Lều/túi ngủ/võng

Nếu mặt đất không bằng phẳng để dựng lều thì bạn có thể sử dụng võng treo trên không để ngủ. Nhưng biện pháp tối ưu nhất vẫn là lều vì nó có thể ngủ nhiều người và bạn cũng thoải mái đặt lưng xuống hơn.

Một vật cũng hỗ trợ cho giấc ngủ đó là chiếc túi ngủ hoặc tấm chăn mỏng cho thời tiết có sương và cần được giữ ấm cơ thể.

#6 Trang phục

Chọn những trang phục co giãn, giúp thoải mái khi di chuyển và có độ thấm hút mồ hôi tốt, cũng sử dụng màu sáng để đồng đội dễ dàng nhận thấy.

Nên mặc quần dài, tránh những loài côn trùng hay rắn tấn công đồng thời cũng tránh trầy xước do cây cỏ xung quanh.

Nhớ mang theo nón, nếu thời tiết có mưa thì bạn cũng nên sắm cho mình bộ áo mưa bộ để dễ dàng di chuyển leo núi và vách đá.

#7 Đồ điện tử

Bạn phải có thêm một chiếc điện thoại dự phòng để tiện liên lạc, tránh trường hợp bị hư đột xuất. Ngoài ra, bạn nên mang theo pin sạc dự phòng để đảm bảo đủ năng lượng ghi lại dấu ấn trekking.

#8 Bản đồ, GPS

Nếu bạn đi leo núi có sẵn Leader thì khỏi phải lo nữa, tuy nhiên trong một số trường hợp bị lạc hoặc không có người hướng dẫn thì việc sử dụng bản đồ hoặc GPS là cần thiết.

Một số vật dụng khác

Những thứ bạn cần phải mang theo khi trekking là dao, bật lửa, đèn pin hoặc cũng phải mang theo thuốc men, thuốc chống muỗi, viên sủi C để tăng cường sức khoẻ. Hay túi ni-long mang chống thấm quần áo, đồ đạc.

Ở trên là những thông tin về trekking là gì cũng như những hành trình trekking mà bạn có thể tham khảo sơ qua từ meobalo. Nếu bạn muốn thử sức với bản thân mình thì hãy tham gia ngay một cung đường ngay từ bây giờ và chuẩn bị thể lực thật tốt để bắt đầu chuỗi ngày trekking ý nghĩa nhé, cám ơn bạn đã theo dõi bài viết!

Tác giả: meobalo.com

Để lại bình luận