Warning: ftp_nlist() expects parameter 1 to be resource, null given in /home/meobaloc/public_html/wp-admin/includes/class-wp-filesystem-ftpext.php on line 438

Warning: ftp_pwd() expects parameter 1 to be resource, null given in /home/meobaloc/public_html/wp-admin/includes/class-wp-filesystem-ftpext.php on line 230

Warning: ftp_pwd() expects parameter 1 to be resource, null given in /home/meobaloc/public_html/wp-admin/includes/class-wp-filesystem-ftpext.php on line 230
[NEW] Thiền Viện Trúc Lâm - Nơi du lịch yên bình tại Đà Lạt

Thiền Viện Trúc Lâm – Nơi yên bình tại Đà Lạt

Địa điểm du lịch Kinh nghiệm du lịch

Là một trong những địa điểm có kiến trúc độc đáo bậc nhất Đà Lạt, du khách không khỏi ngỡ ngàng khi được thưởng ngoạn cảnh sắc thiên nhiên non nước hữu tình ở nơi đây – một bức tranh thủy mặc nằm giữa núi rừng Tây Nguyên hoang sơ, hùng vĩ. Đây là một nơi tham quan du lịch nổi tiếng tại Đà Lạt và hãy theo chân Mèo tìm hiểu về nơi này nhé!

Đôi nét về Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt

Lịch sử Thiền viện Trúc Lâm

thiền viện trúc lâm đà lạt

thiền viện trúc lâm đà lạt

Cùng với Trúc Lâm Tây Thiên ở Vĩnh Phúc, Trúc Lâm Yên Tử ở Quảng Ninh, thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt là một trong ba thiền viện lớn nhất nước ta hiện nay, thuộc dòng thiền Việt Nam có từ thời nhà Trần, được sáng lập bởi vua Trần Nhân Tông. Thiền viện gồm bốn khu vực là khu tịnh thất hòa thượng, hòa thượng viện trưởng, khu vực ngoại viện, khu nội viện tăng và nội viện ni.

chùa thiền viện trúc lâm đà lạt

chùa thiền viện trúc lâm đà lạt

Thiền viện Trúc Lâm được xây dựng vào năm 1993, hoàn thành vào năm 1994, do Hòa thượng Thích Thanh Từ thành lập với kiến trúc sư là Vũ Xuân Hùng và Trần Đức Lộc. Đặc biệt bên cạnh sự thành công của thiền viện phải kể đến sự góp sức không nhỏ của kiến trúc sư nổi tiếng Ngô Viết Thụ – người đã từng đoạt giải Khôi nguyên La Mã cũng là tác giả của nhiều công trình hiện đại vẫn còn đến ngày nay như Dinh Độc Lập, Chợ Đà Lạt, Nhà thờ chánh tòa Phủ Cam ở Huế.

Kiến trúc Thiền viện độc đáo

  • Phía bên ngoài Thiền viện Trúc Lâm

Nhìn từ xa, có thể thấy được kiến trúc của thiền viện vừa mang đậm nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc vừa có sự kết hợp hài hòa với văn hóa Á Đông. Từ phía hồ Tuyền Lâm, du khách sẽ phải đi bộ lên con dốc với 140 bậc thang bằng đá dẫn qua ba cổng tam quan để vào chánh điện.

đường đi thiền viện trúc lâm

Hai bên là những rặng thông cao vút, xanh rì, phủ bóng mát cả con đường, hòa cùng tiếng chim hòa ca ríu rít tạo nên một khung cảnh thật khiến người ta dễ say lòng. Thỉnh thoảng có những cơn gió lay nhẹ qua mang theo những hơi ẩm thoát ra từ những tán cây hai bên đường làm cho du khách như tỉnh lại sau một giấc mộng dài đắm chìm vào thiên nhiên non nước hữu tình.

  • Phía bên trong

Vừa bước qua cổng tam quan để vào bên trong, du khách sẽ có cảm giác như bỏ lại nhiều ưu tư trong lòng, chỉ còn lại cảm giác thư thái, thanh tịnh nơi cửa Phật. Cổng tam quan này cũng như là ranh giới giữa cuộc sống ồn ào, bon chen nơi thành thị và cuộc sống yên bình, tĩnh lặng chốn tâm linh.

thiền viện trúc lâm ở đà lạt

Phía trên chánh điện là các bức phù điêu được chạm khắc hết sức tinh xảo, là tám tướng thị hiện của Đức Phật. Bên trái là tượng của Bồ Tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng sáu ngà, bên phải là tượng Bồ Tát Văn Thù cưỡi sư tử. Bên ngoài còn có lầu trống và lầu chuông, trong lầu chuông là quả đại hồng chung nặng tới 1,1 tấn được khắc những bài kệ có ý nghĩa giáo dục đạo lý.

thiền viện trúc lâm ở đà lạt

Chánh điện có diện tích 192 mét vuông, giữa điện thờ đức Phật Bổn Sư Ca Thích Mâu Ni cao 2 mét, tay phải cầm cành hoa sen theo điển tích “Niêm Hoa Vi Tiếu” của nhà Phật. Mái được lợp bằng men sáng loáng,   bốn góc được uốn cong nhẹ toát lên được nét đẹp thanh thoát, nhẹ nhàng.

Đến thiền viện, du khách sẽ cảm nhận được cái nét riêng so với các thiền viện khác, vừa mang nét thanh tịnh của nhà thiền, vừa mang đặc trưng riêng của vùng đất cao nguyên kì vĩ.

Có nên đi Thiền viện Trúc Lâm?

Nằm trên núi Phụng Hoàng, cách trung tâm Đà Lạt khoảng 5 km, thiền viện như thoát ly khỏi sự ồn ào của thành phố, là một chốn tâm linh yên bình, tĩnh lặng được nhiều du khách tìm đến. Rời chánh điện ra đến khu vực vườn hoa, du khách sẽ được thấy tận mắt khung cảnh tuyệt diệu nơi núi rừng Tây Nguyên.

hình ảnh thiền viện trúc lâm

Nào là màu xanh pha lẫn trắng tinh khiết của cẩm tú cầu, màu đỏ tươi thắm của những bông hoa xác pháo, giàn hoa móng cọp nhiều màu sắc rất lạ mắt sẽ khiến du khách phải mê mẩn không rời mắt. Đi tiếp nữa sẽ đến hồ Tĩnh Tâm, nuôi rất nhiều loại rùa cảnh, nước quanh năm trong veo, du khách còn có thể soi bóng mình bên dưới hồ.

địa chỉ thiền viện trúc lâm

Bạn nên một lần đến thăm Thiền viện Trúc Lâm nhé

Ngoài ra, bạn có thể tham quan thêm từ thiền viện có thể nhìn xuống ngắm hồ Tuyền Lâm – một địa điểm du lịch rất hấp dẫn khác ở Đà L

ạt. Vào buổi sớm, sương phủ trên mặt hồ , bạn sẽ thấy được sự huyền bí và hư ảo đến lạ kỳ, đến khi mặt trời lên cao chiếu rọi những tia nắng đầu tiên xuống mặt hồ lấp lánh rất thơ mộng.

Hướng dẫn cách đi đến Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt

cách di chuyển thiền viện trúc lâm

Hướng dẫn chi tiết đường đi thiền viện trúc lâm

  • Di chuyển bằng đường bộ

Cách trung tâm thành phố chỉ 5 cây số, một quãng đường cũng không quá xa để có thể đến được đây. Từ chợ Đà Lạt đi theo đường Nguyễn Thị Minh Khai đến Nguyễn Văn Cừ, băng qua vòng xoay tiếp tục Nguyễn Văn Cừ đến nút giao rẽ trái vào đường Bà Triệu.

Tiếp tục lần lượt chạy vào đường Trần Phú đến Lê Hồng Phong rồi rẽ vào đường Triệu Việt Vương. Chạy theo đến đường Lê Thánh Tông và đến thiền viện. Để các bạn có thể hình dung rõ hơn thì có thể tham khảo hình ảnh từ bản đồ bên dưới.

Ngoài ra bạn có thể đi từ hướng hồ Tuyền Lâm nhé, cách thiền viện 140 bậc thang đá, các bạn có thể đi bộ cùng nhau để tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên núi rừng.

  • Di chuyển bằng cáp treo

Hệ thống cáp treo có tính giá vé đi từ đồi Robin tới thiền viện đang là hình thức được nhiều người lựa chọn. Bởi vì du khách có thể ngắm được khung cảnh Đà Lạt tuyệt vời bên dưới và trải nghiệm cảm giác mới mẻ.

Điều quan trọng thì đây là nơi cửa Phật linh thiêng nên du khách phải hết sức cẩn trọng là ăn mặc lịch sự, gọn gàng sao cho phù hợp với văn hóa tâm linh. Mèo và bạn sẽ là những màu sắc văn minh, đẹp đẽ tô điểm thêm cho thiền viện và giúp nơi đây vẫn giữ được uy nghiêm nhé, cám ơn bạn đã theo dõi bài viết!

Tác giả: meobalo.com

Để lại bình luận